Đường link down tài liệu: https://drive.google.com/open?id=188BMxmA_1sychdsnlFDixDmUwjgFZk3V
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN SINH HỌC 11 I. PHẦN TỰ LUẬN
KHỐI 11 CHIỀU
1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT (Bắt đầu từ bài Hô hấp ở động vật)- Nêu hệ thống tuần hoàn ở giới động vật; ý nghĩa của tuần hoàn máu. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín; Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Ưu điểm của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn.
- Tính tự động của tim, nguyên nhân gây ra tính tự động của tim. Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. Các quy luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Nêu được các khái niệm: Huyết áp, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu. Xác định được nguyên nhân gây ra huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.
- Nêu được định nghĩa, ý nghĩa của cân bằng nội môi; hậu quả của mất cân bằng nội môi. Nêu và giải thích được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Vai trò của gan, thận và hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
2. CẢM ỨNG- Định nghĩa về cảm ứng và hướng động. Các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động. Vai trò của tính hướng với đời sống của cây. Khái niệm về ứng động. Phân biệt ứng động với hướng động. Bản chất của ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng. Trình bày vai trò của ứng động trong đời sống.
- Nêu được khái niệm cảm ứng. Cấu tạo HTK dạng lưới và khả năng CƯ của ĐV có HTK lưới. Cấu tạo HTK chuổi hạch, khả năng CƯ của ĐV có HTK này. Phân biệt hệ được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Khái niệm điện thế nghỉ. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ. Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động trên sợi TK, điền được tên các giai đoạn ĐTHĐ vào đồ thị. Trình bày cơ chế hình thành ĐTHĐ. Trình bày cách lan truyền của ĐTHĐ trên sợi TK có và không có Mielin
- Mô tả (vẽ) được cấu tạo của xináp. Trình bày được cơ chế lan truyền của xung TK qua xináp.
- Nêu định nghĩa tập tính. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Nêu cơ sở thần kinh của tập tính. Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật.
KHỐI 11 SÁNG
1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN- Khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật. Chỉ rõ mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm, hai lá mầm. Phân biệt được sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp.Khái niệm về sự phát triển của thực vật. Vai trò của phitôhoocmôn trong sự phát triển của thực vật.
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái, không qua biến thái. Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng lên ST và PT của động vật có xương va động vật không xương sống; Nêu được vai trò của hoocmôn đối với ST và PT của động vật có xương và động vật không xương sống.
2. SINH SẢN- Khái niệm sinh sản và hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật(TV). Cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người. Ưu điểm của sinh sản hữu tính. Mô tả được các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, và sự thụ tính kép ở thực vật có hoa. Sự giống và khác nhau trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Định nghĩa và các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật. Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Nêu được bản chất của sinh sản vô tính. Nêu được ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính. Trình bày được 3 giai đoạn của sinh sản hữu tính. Phân biệt được hình thức thụ tinh trong và thụ tinh ngoài, ưu điểm cua mang thai và sinh con so với đẻ trứng.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh. Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng. biện pháp làm thay đổi số lượng con ở động vật. biện pháp thay đổi giới tính. Sinh đẻ có kế hoạch và các biện pháp tránh thai ở người
II. TRẮC NGHIỆM: TOÀN BỘ KIẾN THỨC KÌ II
Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo Câu 1. nhóm động vật nào sau đây có hình thức trao đổi khí hiệu quả nhất ?A. phổi của động vật có vú B. phổi và da của ếch nhái C. phổi của bò sát D. da của giun đất.
Câu 2. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim ?A. cá xương, chim và thú B. lưỡng cư, thú
C. bò sát ( trừ cá sấu), chim, thú D. lưỡng cư, bò sát, chim
Câu 3. chọn câu trả lời chính xác nhất về đường đi của máu ( bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở ?A. Tim --> động mạch --> khoang cơ thể ( các tế bào tắm trong máu) --> tĩnh mạch
B. Tim --> khoang cơ thể ( các tế bào tắm trong máu) --> động mạch --> tĩnh mạch
C. Tim --> động mạch --> tĩnh mạch --> khoang cơ thể ( các tế bào tắm trong máu)
D. Tim --> động mạch --> khoang cơ thể ( các tế bào tắm trong máu) --> mao mạch
Câu 4. chọn câu trả lời chính xác nhất về đường đi của máu ( bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín ?A. Tim --> động mạch --> mao mạch --> tĩnh mạch B. Tim --> mao mạch --> tĩnh mạch --> động mạch
C. Tim --> động mạch --> tĩnh mạch--> mao mạch
D. Tim --> động mạch --> mao mạch --> khoang cơ thể ( các tế bào tắm trong máu)
Câu 5. Động vật có hệ tuần hoàn kín là :A. Sứa B. Ốc sên C. Cá D. Tôm
Câu 6. Hệ dẫn truyền tim bao gồm :A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His B. nút tâm thất, bó His và mạng puôckin.
C. Nút tâm nhĩ, nút tâm thất, bó His và mạng puôckin. D. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng puôckin.
Câu 7. Tim hoạt động liên tục trong một thời gian rất dài mà không bị mỏi vì A. trong một chu kì tim, thời gian làm việc của tâm thất và tâm nhĩ đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi.
B. tim được cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên. C. trong tim có nút xoang nhĩ phát điện liên tục.
D. tim có tính tự động.
Câu 8. Huyết áp là gì ?A. Áp lực máu tác dụng lên tim. B. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
C. Tốc độ máu chảy trong tim. D. tốc độ máu chảy trong thành mạch.
Câu 9. Tốc độ máu chảy chậm nhất khi máu ở A. động mạch B. tĩnh mạch C. tiểu tĩnh mạch D. mao mạch
Câu 10. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi gồm các bộ phận :A. tiếp nhận kích thích, điều khiển. B. điều khiển, thực hiện
C. tiếp nhận kích thích, điều khiển, thực hiện
D. tiếp nhận kích thích, điều khiển, thực hiện và mối liên hệ ngược.
Câu 11. Trong các loại hệ đệm giúp cân bằng pH nội môi, loại hệ đệm mạnh nhất là :A. Hệ đệm bicacbonat ( H
2CO
3/NaHCO
3). B. Hệ đệm photphat ( NaH
2PO
4/ NaHPO
4-)
C. Hệ đệm prôtêinat ( prôtêin) D. hệ đệ bicacbonat và Hệ đệm prôtêinat
Câu 9 Các cây dây leo uốn quanh những cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? - Hướng tiếp xúc. B Hướng sáng. C Hướng đất. D Hướng nước.
Câu 10 Các kiểu hướng động âm ở rễ là - Hướng sáng, hướng hóa. C Hướng đất, hướng sáng.
- Hướng nước, hướng hóa. D Hướng sáng, hướng nước.
Câu 11 Khi không có ánh sáng cây non mọc như thế nào? - Mọc vống lên và có màu vàng úa. C Mọc bình thường và có màu xanh.
- Mọc vống lên và có màu xanh. D Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 12 Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng? - Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
- Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở.
- Sự đóng mở của lá trinh nữ. Khí khổng đóng và mở. D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại.
Câu 13 Ứng động khác cơ bản với hướng động ở điểm nào? - Tác nhân kích thích không định hướng. C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
- Có sự vận động vô hướng. D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 14.
Tập tính di cư ở một số loài chim là do:A. chúng đi tìm bạn tình B. chúng đến nơi ấm áp để sinh sản
C. chúng đi kiếm thức ăn D. thời tiết lạnh giá và thiếu thức ăn
Câu 15.
Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ linh trưởng làA quen nhờn. B học khôn. C học ngầm. D in vết.
Câu 16. Trong cơ chế xuất hiện điện hoạt động, sự di chuyển của các ion ở giai đoạn A khử cực, K
+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài. B tái phân cực, K
+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.
C khử cực, K
+ khuếch tán từ ngoài tế bào vào trong. D tái phân cực, Na
+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.
Câu 17.
Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có màng mielin nhanh hơn so với không có màng mielin vì chúngA lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác. B lan truyền theo kiểu nhảy cóc.
C không lan truyền liên tục. D không lan truyền theo kiểu nhảy cóc.
Câu 18..
Khi tế bào ở trạng thái hoạt động, bơm Na - K có vai trò vận chuyểnA Na
+ từ trong ra ngoài màng. B Na
+ từ ngoài vào trong màng.
C K
+ từ trong ra ngoài màng. D K
+ từ ngoài vào trong màng.
Câu 19..
Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K có vai trò chuyểnA K
+ từ ngoài vào trong màng. B K
+ từ trong ra ngoài màng.
C Na
+ từ trong ra ngoài màng. D Na
+ từ ngoài vào trong màng.
Câu 20:
Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tínhA bẩm sinh. B vừa là bản năng vừa là học được. C học được. D bản năng.
Câu 21:
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơiA cả trong và ngoài màng tích điện dương. B phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.
C cả trong và ngoài màng tích điện âm. D phía trong màng tích điện dơng, ngoài màng tích điện âm.
Câu22:
Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào khi điện thế hoạt động ở giai đoạn đảo cực làA trong và ngoài màng cùng tích điện dương. B bên trong màng tích điện dơng, bên ngoài màng tích điện âm.
C bên trong màng tích điện âm, bên ngoài màng tích điện dương. D trong và ngoài màng cùng tích điện âm.
Câu 23 Trong xináp hoá học, thụ quan tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ởA khe xináp. B màng trớc xináp. C chuỳ xináp. D màng sau xináp.
Câu 24
Trong xináp, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ởA trên màng trớc xináp. B khe xináp. C trên màng sau xináp. D chuỳ xináp.
Câu 25
Học theo kiểu in vết ở động vật : A chỉ có ở giai đoạn trưởng thành. B chỉ có ở chim.
C có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành. D chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn.
Câu 26
Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi A cổng K
+ đóng và Na
+ mở. B cổng K
+ và Na
+ cùng đóng .
C cổng K
+ mở, Na
+ đóng. D cổng K
+ và Na
+ cùng mở
Câu 27
Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua xináp có sự tham gia của ionA K. B Mg. C Na. D Ca.
Câu 28
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực ionA Na đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào. B Na đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
C K đi qua màng tế bào vào trong tế bào. D K đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
Câu 29. Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực cổng
A K
+ mở, Na
+ đóng. B K
+ và Na
+ cùng mở.
C K
+ và Na
+ cùng đóng. D K
+ đóng, Na
+ mở.
Câu 30.
Tập tính động vật làA sự tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường.
B tất cả những hoạt động giúp chúng thích nghi với môi trường sống để tồn tại.
C sự phản ứng lại các kích thích của môi trường.
D những hoạt động cơ bản của động vật khi sinh ra đã có.
Câu 31 Cơ sở sinh học của tập tính là
A cung phản xạ. B trung ương thần kinh. C hệ thần kinh. D phản xạ.
Câu 32.
Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có màng mielin so với sợi thần kinh không có màng mielinA chậm hơn. B bằng một nửa. C như nhau. D nhanh hơn.
Câu 33.
Điện thế hoạt động lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau vìA màng trớc không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
B phía màng sau không có chất trung gian hoá học và màng trớc không có thụ thể tiếp nhận chất này.
C phía màng sau không có chất trung gian hoá học.
D phía màng sau có màng miêlin ngăn cản và màng trớc không có thụ thể tiếp nhận chất này.
Câu 34.
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn mất phân cực và đảo cực ionA Na đi qua màng tế bào vào trong tế bào. B K đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
C K đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào. D Na đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
Câu 35.
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cựcA chênh lệch điện thế đạt cực đại. B cả trong và ngoài màng tích điện dương.
C chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0. D cả trong và ngoài màng tích điện âm.
Câu 36. Hệ thần kinh ở động vật gồm những dạng nào ?A. dạng lưới, dạng chuỗi hạch. B. dạng chuỗi hạch, dạng ống.
C. Dạng ống và dạng lưới D. Dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống.
Câu 37. Khi gặp chó dại, hành động cầm gậy xua đuổi chó là :A. phản xạ không điều kiện. B. phản xạ có điều kiện C. Phản xạ tự nhiên D. phản xạ không tự nhiên
Câu 38. Tinh tinh biết cách dùng một cành cây nhỏ đã tuốt lá, luồn vào tổ mối để bắt mối ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:A. điều kiện hoá B. in vết C. học khôn D. quen nhờn
Câu 39. Hình thức học khôn gặp ở:A. chỉ có ở người B. động vật có hệ thần kinh phát triển như người và động vật thuộc bộ linh trưởng
C. những động vật có địa bàn phân bố mở rộng
D. tất cả các loài động vật có hệ thần kinh dạng ống
Câu 40. Khi các bóng xi náp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào:A. Dịch bào B. Màng trước xi náp C. Khe xi náp D. Dịch mô
Câu 41. Phần lớn các tập tính ở người và các nhóm động vật có hệ thần kinh phát triển là tập tính học được vì:A. có hệ thần kinh phát triển và cuộc sống xã hội phức tạp B. có nhiều hoạt động sống để thích nghi và tồn tại
C. có hệ thần kinh phát triển và tuổi thọ dài D. môi trường sống luôn thay đổi nên cần học tập nhiều để tồn tại
Câu 42
Loại mô phân sinh chỉ có ở cây một lá mầm là mô phân sinhA đỉnh thân. B bên. C đỉnh rễ. D lóng.
Câu 43
Loại mô phân sinh chỉ có ở cây hai lá mầm là mô phân sinhA đỉnh rễ. B đỉnh thân. C bên. D lóng.
Câu 44. Kết quả sinh trưởng sơ cấp là
A tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng. B tạo libe thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
C làm cho thân , rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
D tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, libe sơ cấp.
Câu 45.
Thực vật hai lá mầm có các mô phân sinhA lóng và bên. B đỉnh và lóng. C đỉnh và bên. D đỉnh thân và rễ.
Câu 46.
Giberelin có chức năng chính làA đóng mở lỗ khí. B kéo dài thân ở cây gỗ. C ức chế phân chia tế bào. D sinh trưởng chồi bên.
Câu 47.
Kết luận không đúng về chức năng của XitôkininA Thúc đẩy sự tạo chồi bên B Kích thích sự phân chia tế bào chồi (mô phân sinh)
C Thúc đẩy sự nảy mầm và sự ra hoa. D Thúc đẩy sự phát triển của quả.
Câu 48. Đ
iều không đúng về ý nghĩa của hiểu biết về quang chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp là ứng dụngA lai giống. B bố trí thời vụ. C kích thích hoa và quả có kích thước lớn D khi nhập nội.
Câu 49.
Thời gian sáng trong quang chu kỳ có vai tròA tăng chất lượng hoa. B kích thích ra hoa.
C cảm ứng ra hoa. D tăng số lượng, kích thước hoa.
Câu 50.
Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là mô phân sinhA bên. B đỉnh thân. C lóng. D đỉnh rễ.
Câu 51.
Xuân hoá là mối phụ thuộc của sự ra hoa vàoA chu kỳ quang. B độ dài ngày. C nhiệt độ. D tuổi cây.
Câu 52. Th
ực vật một lá mầm có các mô phân sinhA đỉnh thân và đỉnh rễ. B đỉnh và lóng. C đỉnh và bên. D lóng và bên.
Câu 53.
Chu kỳ quang là sự ra hoa phụ thuộc vàoA tuổi của cây. B độ dài ngày. C độ dài ngày và đêm. D độ dài đêm.
Câu 54. K
ết luận không đúng về chức năng của Auxin là A Kích thích hình thành và kéo dài rễ. B Kích thích vận động hướng sáng, hướng đất.
C Thúc đẩy sự phát triển của quả. D Thúc đẩy sự nảy mầm và sự ra hoa.
Câu 55.
Nhân tố không điều tiết sự ra hoa làA tuổi của cây. B hàm lượng O
2. C xuân hoá. D chu kỳ quang.
Câu 56.
Có thể xác định tuổi của cây thân gỗ nhờ dựa vàoA tầng sinh mạch. B vòng năm. C các tia gỗ. D tầng sinh vỏ.
Câu 57. Kết quả sinh trưởng thứ cấp của thân tạo
A tầng sinh mạch, vỏ gỗ sơ cấp, libe thứ cấp.
B gỗ thứ cấp, tầng sinh bần, libe thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi do tầng phát sinh mạch dẫn hoạt động.
C biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, libe thứ cấp.
D biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, libe sơ cấp.
Câu 58.
ở thực vật, hoocmôn ức chế sinh trưởng chiều dài và tăng sinh trưởng chiều ngang của thân làA auxin. B etylen. C axit abxixic. D xytokinin.
Câu 59.
ở động vật, phát triển không qua biến thái và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểmA đều phải qua giai đoạn lột xác. B con non gần giống con trưởng thành.
C đều không qua giai đoạn lột xác. D con non không giống con trưởng thành.
Câu 60.
Thời gian tối trong quang chu kỳ có vai tròA cảm ứng ra hoa. B tăng số lượng hoa. C tăng chất lượng hoa. D kích thích ra hoa.
Câu 61. ở thực vật 2 lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của mô phân sinh
A cành. B đỉnh. C lóng. D bên.
Câu 62. ở thực vật, giberelin có tác dụng
A kích thích nảy mầm của hạt. B kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên.
C kích thích ra rễ phụ. D tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây.
Câu 63. ở
động vật, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từA tuyến yên. B tuyến giáp. C tinh hoàn. D buồng trứng.
Câu 64.
Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?A Bọ xít, ong, châu chấu, trâu. B Cá chép, khỉ, chó, thỏ. C Bọ ngựa, cào cào. D Cánh cam, bọ rùa.
Câu 65.
Nếu thiếu Iốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmônA tiroxin. B testosteron. C ostrogen. D ecđisơn.
Câu 66.
ở động vật, phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểmA con non giống con trưởng thành. B con non khác con trưởng thành.
C đều phải qua giai đoạn lột xác. D đều không qua giai đoạn lột xác.
Câu 67. ở sâu bướm tác dụng của juvenin là
A ức chế sâu biến thành nhộng và bướm B ức chế tuyến trớc ngực tiết ra ecdisơn.
C kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecdisơn. D kích thích sâu biến thành nhộng và bớm.
Câu 68.
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn khác phát triển qua biến thái hoàn toàn ở chỗA con non khác con trưởng thành. B không qua giai đoạn lột xác.
C con non gần giống con trưởng thành. D phải trải qua giai đoạn lột xác.
Câu 69.
Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật thiếu coban, gia súc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tốA thức ăn. B độ ẩm. C ánh sáng D nhiệt độ.
Câu 70.
Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?A Cá chép, khỉ, chó, thỏ. B Bọ xít, ong, châu chấu, trâu. C Cánh cam, bọ rùa. D Bọ ngựa, cào cào.
Câu 71.
Biến thái là sự thay đổiA đột ngột về hình thái, sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
B đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
C về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
D đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu 72. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản
A sinh dưỡng. B bào tử. C giản đơn. D hữu tính.
Câu 73.
Quả được hình thành từA bầu nhuỵ. B noãn không được thụ tinh. C bầu nhị. D noãn đã được thụ tinh.
Câu 74.
Thụ phấn là quá trìnhA hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng. B vận chuyển hạt phấn từ nhuỵ đến núm nhị.
C hợp nhất hai nhân tinh trùng với một tế bào trứng.
D vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ và hạt phấn nảy mầm trên đầu nhuỵ
Câu 75.
Thụ tinh là quá trình A hợp nhất hai giao tử đơn bội đực và cái. B hợp nhất con đực và con cái.
C hình thành giao tử đực và cái D giao hợp con đực và con cái.
Câu 76.
Hạt đỗ thuộc loạiA hạt không nội nhũ. B quả giả. C hạt nội nhũ. D quả đơn tính.
Câu 77.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnA bằng giao tử cái. B chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
C có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. D không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
Câu 78. Hạt được hình thành từ
A bầu nhị. B hạt phấn. C bầu nhuỵ. D noãn đã được thụ tinh.
Câu 79. Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành, vì:A. Dễ trồng và ít tốn công chăm sóc B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch
C. Tránh sâu bệnh gây hại D. Ít tốn diện tích đất trồng
Câu 80.
Hình thức sinh sản phân mảnh thấy ở nhóm động vậtA bọt biển, ruột khoang. B ruột khoang, giun dẹp. C bọt biển, giun dẹp. D nguyên sinh.
Câu 81.
Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyếnA ống sinh tinh. B tuyến yên. C vùng dưới đồi. D tế bào kẽ trong tinh hoàn.
Câu 82.
Trong tổ ong, cá thể đơn bội(n) làA ong thợ. B ong cái. C ong chúa. D ong đực.
Câu 83.
Hệ thần kinh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệA nội tiết. B sinh dục. C thần kinh. D tuần hoàn.
Câu 84.
Không thuộc những đặc trưng của sinh sản hữu tính làA tạo ra hậu thế luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.
B trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử).
C sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
D luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
Câu 85. Đ
iều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là:A trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
B số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn lên số lượng con sinh ra nhiều.
C từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào m/trường nước.
D tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
Câu 86.
Hình thức sinh sản lưỡng tính thường gặp A giun đất. B chân khớp. C chân đốt. D sâu bọ.
Câu 87.
Hình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vậtA ruột khoang, giun dẹp. B bọt biển, ruột khoang. C nguyên sinh. D bọt biển, giun dẹp.
Câu 88.
Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng là hoocmônA ICSH B LH.
C testostêrôn. D GnRH.
Câu 89.
Trinh sản là hình thức sinh sảnA không cần có sự tham gia của giao tử đực. B sinh ra con cái không có khả năng sinh sản.
C xảy ra ở động vật bậc thấp. D chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái.
Câu 90.
ở nữ giới, progesteron và ostrogen được tiết ra từA thể vàng. B nang trứng. C vùng dưới đồi. D tuyến yên.
Ý kiến bạn đọc