Giới thiệu chung
Trường THPT Thạc Thất

TRƯỜNG THPT THẠCH THẤT 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Được thành lập từ những năm đất nước còn trong khói lửa của bom đạn chiến tranh, Trường THPT Thạch Thất ra đời và trưởng thành cùng với lịch sử của quê hương và dân tộc. Những thành tựu của Trường hôm nay là niềm tin, niềm tự hào của các thế hệ thầy và trò nhà trường, của tất cả những ai gắn bó với miền quê Thạch Thất thân yêu này.

Video
Thống kê
  • Trong ngày: 33
  • Tổng lượt truy cập: 28,939

Kế hoạch thực hiện công tác Pháp chế năm học 2019-2020

Đăng ngày : 26/10/2019

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT THẠCH THẤT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 197/KH-THPTTT

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2019


KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác pháp chế năm học 2019-2020

Thực hiện Công văn số 4201/BGDĐT-PC ngày 17/9/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2019-2020 về công tác pháp chế; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 09/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 3828/SGDĐT-GDPT ngày 04/9/2019 của Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 - 2020; Hướng dẫn của Sở GDĐT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2019 - 2020.
Trường THPT Thạch Thất, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2019- 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích

- Từng bước nâng cao chất lượng công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ; giúp cho toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của công tác pháp chế trong hoạt động của trường, của mỗi cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường về việc chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật làm công cụ, phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần xây dựng môi trường giáo dục ổn định, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ pháp chế với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) trong nhà trường.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức và biên chế, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi d­ưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất l­ượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của nhà trường. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ phụ trách công tác pháp chế, bảo đảm triển khai thực hiện nhiệm vụ pháp chế tại trường.

- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các quy định pháp luật gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành, của Thành phố và các quy định pháp luật gắn với quyền, nghĩa vụ của CBGVNV và HS.

- Tăng cường công tác pháp chế, đảm bảo nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của cán bộ, nhà giáo, người lao động và người học trong nhà trường.

 II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.

1. Tập trung nâng cao chất lượng công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học 2019-2020, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngành GDĐT.

2. Thực hiện nghiêm túc việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật trong chương trình chính khoá và ngoại khoá.

3. Tiếp tục bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy pháp luật cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách công tác PBGDPL và chuẩn hóa đội ngũ này theo quy định của pháp luật.

4. Tiếp tục triển khai chương trình số 474/CTr-BGDĐT-BTP ngày 24/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Bộ trưởng tư pháp giai đoạn 2015-2020.

5. Xây dựng tủ sách pháp luật phù hợp với quy định tại Quyết định06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1467/QĐ-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về danh mục thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác PBGDPL trong trường mầm non, phổ thông.

6. Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật về GDĐT để kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

 III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Kiện toàn tổ chức pháp chế

- Phân công cán bộ phụ trách công tác pháp chế của nhà trường, tổ chức và hoạt độngtheo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của nhà trường;

- Cử cán bộ phụ trách công tác pháp chế tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở GDĐT và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.

2. Về công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

- Xây dựng các văn bản quản lý, điều hành tại nhà trường đúng pháp luật.

- Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật để triển khai tuyên truyền trong nhà trường.

- Thực hiện tổ chức triển khai cho cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh, tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác do các cơ quan Nhà nước đề nghị hoặc yêu cầu; việc tổ chức lấy ý kiến phải triển khai nghiêm túc, có chất lượng, kịp thời theo đúng thời gian, đối tượng quy định.

3. Về công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

- Lập sổ theo dõi và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực giáo dục của nhà trường (Quản lý công văn đi - đến).

- Thường xuyên cập nhật, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

- Thường xuyên kiểm tra những văn bản QPPL của Bộ GDĐT, UBND, HĐND Thành phố ban hành như Thông tư, Quyết định, Nghị quyết …) và báo cáo, đề xuất với Sở GDĐT trình cấp có thẩm quyền những vấn đề bất cập, đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các văn bản quản lý, điều hành của Nhà trường ban hành (Quyết định, công văn, hướng dẫn, quy chế…) đảm bảo đúng về thể thức và thẩm quyền ban hành (theo Quyết định số 7117/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội vàThông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ).

- Lập sổ đăng ký văn bản đi và sổ đăng ký văn bản đến theo mẫu quy định; tiếp nhận, xử lý kịp thời văn bản đến.

4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021; Quyết định số 116/QĐ-BGDĐT ngày 12/2/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 của ngành giáo dục; Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới ban hành liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của nhà trường; văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của viên chức, nhà giáo, người lao động, người học;

- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động NGLL.

- Xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường. Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục trên trang thông tin điện tử của trường.Khai thác và sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng“Ngày pháp luật” năm 2019 ngày 05/11/2019 vào giờ chào cờ.

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường, chú ý đến vấn đề thu - chi, tuyển sinh, chuyển trường, chất lượng giảng dạy, dạy thêm học thêm. Tăng cường công tác tự kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục tại trường; thực hiện báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về Sở Giáo dục và Đào tạo theo qui định.

6. Công tác cải cách thủ tục hành chính

- Niêm yết đầy đủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tập thể, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng thời hạn.

- Giải quyết đúng hạn 100% các hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân. Cóđủ các loại hồ sơ, sổ sách và trang thiết bị theo quy định.

- Thực hiện công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục theo đúng quy định

7. Công tác thi đua khen thưởng

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”; khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

IV.KẾ HOẠCH TỪNG THÁNG

Tháng Nội dung triển khai Phụ trách
9; 10/2019  - Xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ pháp chế năm học
- Thành lập tổ công tác thực hiện nhiệm vụ pháp chế nhà trường.
- Tiếp tục hoàn thiện bổ sung tủ sách pháp luật.
- Giáo dục pháp luật cho học sinh Luật ATGT.
- Triển khai các văn bản của ngành tới cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Lãnh đạo trường.
 
- Lãnh đạo trường.
 
- Tổ pháp chế, CBTV.
 
- ĐTN, GVCN
 
- Lãnh đạo; TTCM.
11/2019 - Triển khai kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Thực hiện “Ngày pháp luật”.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy: Luật tiếp công dân; Luật chống thiên tai; Luật căn cước công dân; Luật hộ tịch; Luật bình đẳng giới, Luật giáo dục 2019….
- Tổ pháp chế
 
 
- Tổ pháp chế; TTCM; GVCN; ĐTN.
12/2019 - Phát động tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2019.
- Tổ chức tuyên truyền các văn bản luật mới ban hành.
 - Tiếp tục giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Tiếp tục quán triệt Luật phòng chống tham nhũng, Luật khiếu nại, tố cáo tới cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
- ĐTN.
 
- GVCN, TTCM, tổ pháp chế.
- GVCN, ĐTN.
- BGH; TTCM; GVCN
01/2020 - Kiểm tra công tác thực hiện triển khai các văn bản pháp luật cho giáo viên và học sinh.
- Triển khai văn bản của ngành đến CB,GV,HS.
- Giáo dục kỹ năng sống trong học sinh.
- BGH, tổ pháp chế.
 
- BGH; TTCM, GVCN
 
- GVCN, ĐTN.
02/2020 - Triển khai kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Sưu tầm sách báo về pháp luật để phổ biến trong GV và HS.
- Triển khai học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.
- Tham gia tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp năm 2020.
- Phòng chống bạo lực học đường
- BGH, GVCN, ĐTN.
 
BGH, GVCN,TTCM, ĐTN
- BGH, ĐTN.
- GVCN, HS, ĐTN.
 
03/2020 - Tổ chức các hoạt động chào mừng tháng thanh niên năm 2020 và kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai tuyên truyền về kì thi THPTQG 2020.
- Kiểm tra công tác thực hiện triển khai các văn bản pháp luật cho giáo viên và học sinh.
- ĐTN.
 
- BGH, TTCM; GVCN
ĐTN.
- BGH, tổ pháp chế.
04/2020 - Quán triệt quy chế ĐGXL học sinh
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản luật.
- TTCM; GVCN.
- Tổ pháp chế; TTCM.
05/2020 - Tiếp tục triển khai quy chế thi THPT QG 2020.
- Báo cáo tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ pháp chế
- BGH; ĐTN, GVCN..

- Tổ pháp chế

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lãnh đạo trường

Xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường đảm bảo đúng tiến độ thời gian.

2. Các tổ chức, đoàn thể, TTCM-VP

Thường xuyên tuyên truyền các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật tới các thành viên trong tổ chức, đoàn thể, tổ chuyên môn.

Đưa nội dung thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước thành nội dung trong đánh giá xếp loại công tác hàng tháng, cuối kì, cuối năm học.

3. Tổ công tác Pháp chế, Đoàn trường

- Xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động theo từng tháng. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch và chỉ đạo của cấp trên.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi chào cờ đầu tuần, trong các tiết học môn giáo dục công dân và giờ ngoại khóa cho học sinh; các cuộc họp đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trên đây là kế hoạch tổ chức thực hiện công tác pháp chế năm học 2019- 2020 của trường THPT Thạch Thất,đề nghị các tổ chức, đoàn thể, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và CBVC nhà trường nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:                                                                
- Sở GDĐT Hà Nội (để báo cáo);
- BGH,CTCĐ, BTĐT; TTCM-VP
- Đăng Website trường,
- Lưu: VT.
 HIỆU TRƯỞNG
 
(Đã ký)
Nguyễn Hữu Khương
Giới thiệu chung
Trường THPT Thạc Thất

TRƯỜNG THPT THẠCH THẤT 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Được thành lập từ những năm đất nước còn trong khói lửa của bom đạn chiến tranh, Trường THPT Thạch Thất ra đời và trưởng thành cùng với lịch sử của quê hương và dân tộc. Những thành tựu của Trường hôm nay là niềm tin, niềm tự hào của các thế hệ thầy và trò nhà trường, của tất cả những ai gắn bó với miền quê Thạch Thất thân yêu này.

Video
Thống kê
  • Trong ngày: 33
  • Tổng lượt truy cập: 28,939